Điện thoại thông minh được cải tiến nhiều về màn hình, mang đến trải nghiệm tuyệt vời hơn cho người dùng công nghệ. Hiện nay, điện thoại sử dụng 3 công nghệ màn hình chính LCD, Amoled, Oled với đặc điểm khác nhau. Các thế hệ điện thoại Amoled khá phổ biến, được người dùng công nghệ đánh giá cao về hiệu suất sử dụng.
Bạn đã hiểu về đặc điểm cấu tạo màn hình Amoled hay chưa. Thao tác sửa chữa thay ép kính màn hình Amoled có phức tạp không? Có nên trang bị máy ép kính nhập để hỗ trợ thao tác ép kính mới cho các thiết bị điện thoại hiện nay? Nhận định dưới đây sẽ giúp thợ kỹ thuật hiểu rõ hơn về các thiết bị và màn hình điện thoại Amoled hiện hành.
Đặc điểm cấu tạo màn hình Amoled của các thiết bị smartphone hiện nay
Công nghệ màn hình Amoled được ứng dụng trên nhiều thiết bị điện thoại thông minh hiện nay. Hiểu về đặc điểm cấu tạo màn Amoled giúp người dùng hiểu về đặc trưng và lỗi mà thiết bị gặp phải.
Màn hình Amoled mang đến những thiết bị có kích thước lớn và hiển thị nhiều màu sắc, độ phân giải tốt hơn. Thiết kế hoạt động theo công nghệ pixel, cho phép hiển thị màu sắc sáng và ảo hơn. Đồng thời màn hình Amoled nhẹ hơn, tiêu thụ ít năng lượng điện hơn so với màn hình Led thông thường.
Đặc điểm màn hình Amoled có độ tương phản màu sắc nổi bật, giúp hình ảnh hiển thị sắc nét và rõ ràng hơn. Tuy nhiên, màn hình Amoled có tuổi thọ ngắn hơn so với các dòng màn hình Led, LCD.
Công nghệ màn hình Amoled được ứng dụng nhiều trên các phiên bản của điện thoại samsung, mang đến trải nghiệm hình ảnh chất lượng, sắc nét thu hút người dùng. Điện thoại samsung nổi bật với các loại màn hình cong, thiết kế tràn viền, mang lại nhiều trải nghiệm thú vị.
Thay thế ép kính màn hình Amoled cần những thiết bị nào?
Thiết kế màn hình Amoled của các dòng samsung hiện nay khiến thợ khó khăn hơn trong thao tác sửa chữa. Bởi màn hình cong khó xử lý, bóc tách, màn cảm ứng nhạy dễ bị hư hỏng với thiết kế mỏng. Đồng thời, lớp keo silicon của màn hình samsung khá cứng đầu, khó xử lý.
Thao tác thủ công thông thường sẽ gây nhiều khó khăn để thay ép kính màn hình amoled hiện đại. Yêu cầu thợ cần trang bị máy móc hỗ trợ chuyên dụng để thực hiện quá trình thay ép kính hiệu quả.
- Máy tách kính đa năng hỗ trợ thợ bóc tách màn hình cong, kích thước màn đa dạng. Các tính năng hút chân không, bàn kẹp có thể thay đổi kích thước phù hợp với nhiều loại màn hình khác nhau. Đồng thời bàn gia nhiệt giúp làm mềm keo silicon hiệu quả.
- Máy quấn keo liền trục hỗ trợ thợ vệ sinh keo màn hình samsung cứng đầu, khó xử lý.
- Máy ép kính chân không hiện đại, với môi trường áp suất âm tán mịn các lớp keo, giảm hiện tượng bọt khí và giúp quá trình ép diễn ra nhanh chóng hơn.
- Nồi hấp chân không (không quá cần thiết nếu thợ có máy ép kính chân không hiện đại) xử lý màn hình sau khi ép kính mới. Tuy nhiên, nhiều thợ vẫn trang bị nồi hấp để xử lý bọt và sọc màn hình nếu có sau quá trình ép.
Thợ sửa chữa cần hiểu về đặc trưng của từng dòng điện thoại, màn hình, cấu tạo để thực hiện thay thế ép kính hiệu quả. Trang bị đầy đủ máy móc chuyên dụng để tách, bóc kính, vệ sinh keo silicon nhanh chóng đồng thời ép kính đạt chuẩn. An Phong GSM cung cấp các dòng máy ép kính, máy quấn keo không dây thương hiệu Fiona chính hãng sẽ là lựa chọn cho các cơ sở sửa chữa điện thoại.